» »Unlabelled » BỘ MÁY PHÁT ÂM TRONG THANH NHẠC VÀ ĐỘ DÀY, MỎNG CỦA ÂM THANH KHI HÁT P1

BỘ MÁY PHÁT ÂM TRONG THANH NHẠC VÀ ĐỘ DÀY, MỎNG CỦA ÂM THANH KHI HÁT PHẦN 1

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng bộ máy phát âm trong cơ thể mình hoạt động như thế nào không? Nếu có, hãy cùng Tây Nguyên Phim khám phá trong bài viết này nhé!
Bộ máy phát âm được hình thành từ sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau, tạo nên tiếng nói cũng như tiếng hát. Gồm:
  1. Bộ phận cung cấp làn hơi
  2. Bộ phận phát thanh
  3. Bộ phận truyền tăng âm
  4. Bộ phận phát âm (nhả chữ)
  5. Bộ phận dội âm
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Bộ phận cung cấp làn hơi:


Bao gồm hai lá phổi, được sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ hoành cách mô, cơ bụng.
Phổi gồm những tế bào xốp, có độ co dãn lớn, tạo thành bởi những túi nhỏ, các túi này dãn ra để chứa đầy không khí, và co lại để đẩy không khí ra ngoài bằng các phế quản. Các phế quản này đều thông vào khí quản, trông giống như những rễ cây bám vào gốc cây.
Sự co dãn chủ động của phổi là do sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực và hoành các mô cùng các cơ bụng: Hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực trương ra, ngoài vào. Hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng ngực buông lỏng xuống, làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài
Video học viên thực hành xử lý bài hát với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
.

Hãy tưởng tượng hai lá phổi như một cái bể chứa, cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và thải thán khí ra ngoài. Mỗi lần hít thở, ta hít nữa lít không khí. Mỗi phút ra thở khoảng 15 lần và 15 lít máu được đổi mới.
Khi làm hơi từ phổi được đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên thanh đới (dây tiếng), thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh phát ra phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đưa lên tác động vào thanh đới. Vì thế trong ca hát, cần phải tập luyện hơi thở sao cho đầy đặn và điều chế làn hơi thật nhuần nhuyễn.
Xem thêm: Luyện kỹ thuật ngân rung trong luyện thanh
Bộ phận phát thanh


Gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản
Thanh quản là một ống nối tiếp với khí quản. Phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai. Chỗ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên tạo nên thanh đới
Thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo ra âm thanh: Do áp lực của làn hơi từ phổi đưa lên, thanh đới với những độ căng khác nhau và hình dạng khác nhau, mở ra và đóng lại nhanh chậm khác nhau, cắt làn hơi thành những sóng âm có tần số khác nhau, tạo thanh những âm thanh có cao độ khác nhau: Thanh đới mỏng/ ngắn mở đóng nhanh hơi thanh đới dày/ dài (thanh đới ở phụ nữ và trẻ em ngắn và mỏng hơn ở đàn ông, nên giọng nữ và trẻ em cao hơn giọng đàn ông một quãng 8)

Hình ảnh không khí buổi học luyện thanh với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
Thanh đới mỏng hơn khi được căng ra, hoặc thanh đới không mở đóng toàn phần, mà chỉ mở đóng trên một phần nào đó của mình, làm cho phần thanh đới tham gia cắt làn hơi ngắn đi, và như vậy tạo được những âm thanh cao. Độ căng, hình dạng, kích thước của thanh đới không chỉ ảnh hưởng đến cao độ mà cả âm sắc nữa. Còn cường độ âm thanh là do sức mạnh của làn hơi đưa lên
Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa làn hơi và các cơ điều khiển thanh đới sẽ quyết định âm thanh phát ra phù hợp hay không. Do đó, cần bảo vệ thanh đới cho lành mạnh

Trung Tâm đào tạo Tây Nguyên Film

Tây Nguyên Film website đào tạo diễn viên và mc lớn nhất hiện nay - Hãy đóng góp ý kiến để chúng tôi phát triển website ngày một tốt hơn bạn nhé!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply