» »Unlabelled » BỘ MÁY PHÁT ÂM TRONG THANH NHẠC VÀ ĐỘ DÀY, MỎNG CỦA ÂM THANH KHI HÁT P2

BỘ MÁY PHÁT ÂM TRONG THANH NHẠC VÀ ĐỘ DÀY, MỎNG CỦA ÂM THANH KHI HÁT PHẦN 2

Bài viết này là phần tiếp theo mà Tây Nguyên Phim giới thiệu về bộ máy phát âm trong thanh nhạc và độ dày, mỏng của âm thanh khi hát.
Bộ phận truyền tăng âm
Video học viên thực hành luyện thanh với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
.


Bao gồm cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc đường mũi.
Bộ phận truyền âm sẽ gom lại các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống học và miệng không những truyền âm, mà còn góp phần khá quan trọng vào việc tăng âm (đóng vai trò như một hộp công hưởng)
Cuống họng rất dễ bị kích thích do được bao bọc bởi một hệ thống niêm mạc, do đó cần phải giữ gìn để cuống họng không bị viên nhiễm, ảnh hưởng xấu đến giọng hát. Nên nhớ tránh dùng rượu, cà phê, thuốc là và thức ăn thức uống quá nóng, quá lạnh, quá cay,...
Bộ phận phát âm (nhả chữ)

Hình ảnh học viên thực hành xử lý bài hát với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm (hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm). Nhờ vào hoạt động của các cơ năng trên chúng ta nhận ra được lời ca, tiếng hát với ý nghĩa của nó. Khi nói đến khẩu hình chúng ta nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động của cơ năng trên, chúng ta nhận ra được lời ca, tiếng hát với ý nghĩa của nó. Khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, là một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc
Xem thêm: Làm sao để loại bỏ hơi yếu trong luyện thanh
Bộ phận dội âm

Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng trống trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang họng và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm mặt, xoang trán,... chủ yếu có tính cách dội âm, tức là làm cho âm thanh được cộng hưởng, âm vang đầy đặn, giàu âm sắc nhờ các bội âm (họa âm) mà chúng tạo ra. Vì thế, khi hát cần phải phóng âm thanh lên phía trước (tiếng Phát gọi là chanter en avant) để tạo được vị trí dội âm trước mặt. Vị trí trước mặt mà làn hơi phải hướng tới không giống nhau đối với mọi người. Mỗi người sẽ tìm từng vị trí cho từng cao độ, nhưng nói chung chúng nằm khoảng giữa hàm trên và trán (ngay cả khi nói, nếu ta biết nói âm thanh ra phía trước thì họng ta sẽ đỡ mệt và tiếng nói ta vẫn rõ ràng mà không tốn sức)

Hình ảnh không khí buổi học với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
Qua bài viết này Tây Nguyên Phim hi vọng các bạn đã có thể hiểu cặn kẽ về book máy phát âm trong cơ thể của mình, từ đó có những hướng đi tốt hơn trong việc học thanh nhạc của mình. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết bổ ích về thanh nhạc cũng như những khóa học thanh nhạc tại Tây Nguyên Phim nhé!
Mọi thông tin liên hệ Công ty Tây Nguyên Phim nếu bạn có nhu cầu với khóa học
  • ĐC: 213 Cao Đạt, Phường 1, Quận 5, Tp.HCM
  • ĐT: 028 6273 3715  0916 955 085
  • Website: taynguyenfilm.vn - taynguyenfilm.com


Video không khí buổi học thực hành với sự hướng dẫn của giảng viên tại Tây Nguyên Phim
.

 BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI TÂY NGUYÊN PHIM 
.

Trung Tâm đào tạo Tây Nguyên Film

Tây Nguyên Film website đào tạo diễn viên và mc lớn nhất hiện nay - Hãy đóng góp ý kiến để chúng tôi phát triển website ngày một tốt hơn bạn nhé!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply