TÀI LIỆU HỌC LUYỆN GIỌNG - LUYỆN THANH TẠI TRUNG TÂM TÂY
NGUYÊN FILM
TƯ THẾ ĐỨNG, NGỒI TRONG CA HÁT
- Tư thế đứng và ngồi trong ca hát là
một chuyện rất quan trọng đối với mỗi ca sĩ khi biểu diễn, như vậy thì làm sao
ta có thể biết được đứng hát tốt hơn hay ngồi hát tốt hơn. Đó là vẫn là một câu
hỏi? Các bạn có thể tham gia các khóa học luyện thanh uy tín tại Tp. HCM để
có thêm nhiều hiểu biết, không những vậy các bạn cũng có thể tham khảo thêm tài
liệu sau bài học hôm nay. Như vậy chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được đứng,
ngồi như thế nào để hát một cách tốt nhất.
- Các bạn nên biết là dù đứng hay
ngồi, người ca sĩ cũng phải đứng ngồi cho đúng tư thế, nếu không sẽ ảnh hưởng
đến cột hơi, do lồng ngực hoặc bụng bị đè nén hay bóp méo, tác động xấu đến âm
thanh phát ra. Do đó, cần lưu tâm rèn luyện và uốn nắn tư thế cho phù hợp. Đầu tiên ta sẽ đi vào tư thế đứng:
I. TƯ THẾ ĐỨNG
- Thẳng lưng : (thẳng xương sống :
không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau).
- Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử
động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ dàng.
- Thẳng đầu :
- Đầu thẳng góc với vai, không
nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước,
không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ
dàng, không bị cản trở.
- Ngực vươn ra thoải mái giúp cho
hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống.
- Hai tay để xuôi hai bên hông, khi
không cầm sách hát.
- Nếu hai tay cầm sách thì để ngang
tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá
che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển
được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra
phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là
chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần.
- Hai bàn chân cách nhau, bàn chân
trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái
và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.
- Toàn thân hơi nghiêng về trước,
luôn thẳng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ
lưng, cơ bụng được dễ dàng.
Ảnh minh họa: lớp học luyện thanh
II. TƯ THẾ NGỒI
- Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn
như ở tư thế đứng, nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng
vào ghế, cốt để cho cơ thể dễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở.
- Tay cầm sách khi ngồi, giờ cao
hơn khi đứng nhiều hay ít tùy chỗ đứng cao hay thấp của ca trưởng. Nếu không
cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình, tránh
không ép cánh tay vào sườn, cũng như không tì người lên bàn.
- Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không
bắt chéo, không dạng ra quá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần
vịn vào cái gì khác.
- Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá,
bó sát người, cũng làm ảnh hưởng đến hơi thở, ít nhiều cũng giống như tư thế
sai vậy.
Xem : Khóa học hát
III. PHẦN THỰC TẬP
1. Tập tư thế kết hợp với hơi thở :
- Đứng đúng tư thế, lấy hơi và tập
xì.
- Đang lúc xì, ngồi xuống, không
vịn, tay để lên đùi.
- Rồi lại đứng lên theo đúng tư
thế, và kết thúc đẩy hơi bằng tiếng xì mạnh (có thể tập các mẫu khác như “lạ”
…, phối hợp với hai tay tập cầm sách).
2. Có thể dùng bài tập “chà hai bàn
chân” để tập thẳng lưng
1.Tập mẫu luyện thanh 6 và 7.
Mẫu 6:
Yêu cầu 1, 2, 3: như các
mẫu trước
Yêu cầu 4: liền tiếng mà không mất
tiếng khi hát 4 dấu móc đôi đầu câu.
Sau đó rời tiếng bằng cách ép bụng
nhẹ, càng lên cao, hướng âm thanh về phía chân răng trên, môi trên hơi nhếch
lên.
Mẫu 7:
Yêu cầu 1, 2. 3: như các mẫu trước
Yêu cầu 4: liền tiếng 1 phách đầu,
rời tiếng nhẹ nhàng ở phách thứ 2 bằng cách ép bụng nhẹ. Tập hướng âm thanh về
phía chân răng trên và nhếch môi trên ở trên âm rời. Khóa học luyện thanh hôm nay có thể giúp thêm được nhiều điều trong cách biểu diễn
đứng ngồi, giúp các bạn phát triển tốt hơn
Mọi thông tin về khóa học thanh nhạc xin vui lòng liên hệ :
ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5,
TP.HCM
ĐT : 08 627 337 15 – 0967 569 022
Email : taynguyenphim@yahoo.com
Website: taynguyenfilm.com
Không có nhận xét nào: